TỔNG CÔNG TY BA THÀNH

Công ty TNHH MTV Thương Hiệu Vận Tải Ba Thành

Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Phường 3, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
MST: 0309848148 - Zalo/Call: 0912822628
Websites: htg.vn - bathanh.net - thuonghieudoanhnghiep.vn

Dạy, tổ chức thi và cấp bằng võ thuật các cấp

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VIỆT HƯNG

Võ thuật & thể chất là hai vấn đề song song, không thể tách rời nhau.

Võ thuật không còn khái niệm chỉ là đấm đá nữa mà nó mang lại:
- Một sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Một vóc dáng tự tin nơi công sở.
- Một tinh thần sung mãn bên những người thân.
- Tăng cường sức khỏe thể chất, giảm béo phì...
- Lợi ích: Giúp cuộc sống của bạn chất lượng hơn.

Đào tạo các võ sỹ, các HLV tham gia các giải đấu Quốc gia và Quốc tế.

» Lao động là vinh quang

» Đồng tiền đi liền khúc ruột

» Mua may - Bán đắt

» Quà biếu lo cho nợ

» Thương hiệu mạnh

» Phong thủy - Tâm linh - Tôn giáo

» Xứng tầm đẳng cấp

» Luôn luôn lắng nghe - Lâu lâu mới hiểu

» Công Dung Ngôn Hạnh

» Ích nước - Lợi dân - An toàn

« Hiến pháp và Pháp luật

Nghị định

Tiền là tiên là phật,

Là sức bật lò xo,

Là thước đo lòng người,

Là nụ cười tuổi trẻ,

Là sức khỏe tuổi già,

Là cái đà danh vọng,

Là cái lọng che thân,

Là cán cân công lý,

Tiền vô thì hết ý.


Còn tiền còn bạc còn đệ tử,

Hết cơm hết gạo hết ông tôi.


Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.


Có tiền, ta có thể mua được nhiều biệt thự nhưng không thể mua được một tổ ấm.

Có tiền, ta có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian.

Có tiền, ta có thể mua được nhiều cái giường nhưng không mua được giấc ngủ.

Có tiền, ta có thể mua được những cuốn sách nhưng không mua được kiến thức.

Có tiền, ta có thể khám chọn bác sĩ theo yêu cầu nhưng không mua được sức khỏe.

Có tiền, ta có thể mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng.

Có tiền, ta có thể mua được máu nhưng không mua được cuộc sống.

Có tiền, ta có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.

QUẢN TRỊ WEBSITE

Hãy tập trung vào công việc của bạn

Website của bạn cứ để Ba Thành lo

THIẾT KẾ WEBSITE

Ba Thành, ngày 19/09/24 - 11:18:27 pm

Thượng Tôn Pháp Luật

QUẢNG BÁ WEB

Hãy tập trung vào chất lượng và uy tín doanh nghiệp của bạn.

Đi nhanh, bay cao, vươn xa: Cứ để Ba Thành lo.

- Việc tiếp viên hàng không các hãng: Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways.

- Dạy, tổ chức thi và cấp bằng võ thuật các cấp.

TỪ KHÓA QUẢNG CÁO

Cần là có - Tìm là thấy

Nghị định 41 năm 2014: Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân

Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
Chính phủ: Thủ trướng Nguyễn Xuân Phúc.

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Cần cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân; Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanh tra và thủ trưởng các cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nơi không có tổ chức thanh tra; đối tượng thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra của Công an nhân dân.

Điều 3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân

1. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:

a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Tổng cục;

c) Thanh tra Bộ Tư lệnh;

d) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh). Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh);

đ) Thanh tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Thanh tra Công an huyện).

2. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Ở các đơn vị Vụ, Cục, Viện, Học viện, nhà trường Công an nhân dân và đơn vị thuộc Công an tỉnh nơi không có tổ chức Thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra và quyết định thành lập Đội Thanh tra, Tổ Thanh tra, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ thanh tra theo tiêu chí sau:

Thành lập Đội Thanh tra ở đơn vị có quân số từ 500 cán bộ, chiến sĩ trở lên; thành lập Tổ Thanh tra ở đơn vị có quân số từ 300 cán bộ, chiến sĩ đến dưới 500 cán bộ, chiến sĩ; bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách ở đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ đến dưới 300 cán bộ, chiến sĩ; bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm ở các đơn vị có quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ.

4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, biên chế và hoạt động của các cơ quan Thanh tra được quy định tại Điều này.

Điều 4. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc Bộ Công an quản lý.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân

Trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện và giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, Điều lệnh và các quy định của Bộ Công an; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

3. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 7. Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân

1. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

2. Cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bố trí ở nơi không có tổ chức thanh tra để làm nhiệm vụ thanh tra hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Công an cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của cơ quan thanh tra Công an cấp trên trực tiếp.

3. Quan hệ giữa cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

4. Cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân phối hợp với Thanh tra các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan khác ở Trung ương, địa phương trong quá trình thanh tra các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

Chương 2.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC CƠ QUAN THANH TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Mục 1: THANH TRA BỘ

Điều 8. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Công an, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ; có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công an nhân dân; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

3. Thanh tra Bộ có các đơn vị nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.

3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.

4. Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.

5. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra.

2. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Trưng tập sĩ quan, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật của Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tham gia hoạt động thanh tra,

5. Quản lý đội ngũ Thanh tra viên, cán bộ, chiến sĩ thuộc biên chế; đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên trong Công an nhân dân; thống nhất với Thủ trưởng Công an các đơn vị, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an giao.

Mục 2: THANH TRA TỔNG CỤC, THANH TRA BỘ TƯ LỆNH

Điều 11. Vị trí, chức năng, tổ chức Thanh tra Tổng cục

1. Thanh tra Tổng cục là đơn vị thuộc Tổng cục, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Tổng cục; tiến hành thanh tra hành chính theo thẩm quyền đối với đơn vị, cá nhân thuộc Tổng cục; phối hợp thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an theo sự phân công, chỉ đạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

2. Thanh tra Tổng cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Tổng cục theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công an sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra Tổng cục và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Thanh tra Tổng cục có các đơn vị nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm của Tổng cục trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ trình Tổng cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

2. Tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ công an thuộc Tổng cục theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

3. Giúp Tổng cục trưởng quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Tổng cục.

4. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại và việc xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng và tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Tổng cục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng cục.

7. Giúp Tổng cục trưởng quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra cho Thủ trưởng và cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục.

8. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra theo quy định của pháp luật.

9. Tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng và Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

10. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác thanh tra đối với các đơn vị thuộc Tổng cục.

2. Trình Tổng cục trưởng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc do yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quyết định thanh tra theo thẩm quyền, lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Thanh tra viên và Cộng tác viên Thanh tra Công an nhân dân để tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật.

3. Kiến nghị Tổng cục trưởng, báo cáo Chánh Thanh tra Bộ xử lý việc chồng chéo, trùng lặp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra trong phạm vi Tổng cục.

4. Kiến nghị Tổng cục trưởng, báo cáo Chánh Thanh tra Bộ để kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục trưởng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.

5. Kiến nghị Tổng cục trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của Tổng cục trưởng có hành vi vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được phát hiện qua công tác thanh tra theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị đó.

6. Kiến nghị Tổng cục trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ để chỉ đạo, giải quyết.

7. Xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội bộ theo quy định của pháp luật.

9. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Tổng cục thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

10. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

11. Đề xuất, phối hợp đề xuất cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra Tổng cục và Thanh tra viên ở các đơn vị thuộc Tổng cục.

12. Quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan Thanh tra Tổng cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

Điều 14. Thanh tra Bộ Tư lệnh

1. Thanh tra Bộ Tư lệnh là đơn vị cấp phòng thuộc Bộ Tư lệnh do Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Tư lệnh quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội bộ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý của Bộ Tư lệnh; xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại và xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Bộ Tư lệnh.

2. Thanh tra Bộ Tư lệnh có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư lệnh và Thanh tra viên theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư lệnh thực hiện như Thanh tra Tổng cục được quy định tại Điều 12 Nghị định này trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư lệnh; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tư lệnh thực hiện như Chánh Thanh tra Tổng cục được quy định tại Điều 13 Nghị định này trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư lệnh.

Mục 3: THANH TRA CÔNG AN TỈNH, THANH TRA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TỈNH, THANH TRA CÔNG AN HUYỆN

Điều 15. Vị trí, chức năng, tổ chức Thanh tra Công an tỉnh

1. Thanh tra Công an tỉnh là đơn vị cấp phòng thuộc Công an tỉnh, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám đốc Công an tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn tổ chức, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Giám đốc Công an tỉnh quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Công an tỉnh, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an trên địa bàn tỉnh.

2. Thanh tra Công an tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra do Giám đốc Công an tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Thanh tra Công an tỉnh có các đội công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Công an tỉnh

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Công an các đơn vị thuộc tỉnh.

3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra chuyên trách, kiêm nhiệm thuộc phạm vi quản lý của Giám đốc Công an tỉnh; đề xuất giám đốc Công an tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các ngạch Thanh tra viên thuộc quyền quản lý của Công an tỉnh.

4. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý của Giám đốc Công an tỉnh trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an tỉnh.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

6. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an tỉnh.

7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Công an tỉnh giao.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Công an tỉnh

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra.

2. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định.

3. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý của Giám đốc Công an tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an tỉnh.

4. Trưng tập cán bộ của Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Công an tỉnh theo quy định.

6. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Công an tỉnh giao.

Điều 18. Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh

1. Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh là đơn vị cấp phòng chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn tổ chức, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các ngạch Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thuộc phạm vi trách nhiệm của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này trong phạm vi quản lý của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh.

Điều 19. Thanh tra Công an huyện

1. Thanh tra Công an huyện được tổ chức dưới hình thức Đội Thanh tra, Tổ Thanh tra hoặc cán bộ thanh tra chuyên trách; Thanh tra Công an huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Công an huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Công an tỉnh.

2. Thanh tra Công an huyện có trách nhiệm giúp Trưởng Công an huyện quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc Công an huyện; xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại và việc xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền Công an huyện; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc trách nhiệm của Công an huyện.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Thanh tra Công an huyện.

Mục 4: THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 20. Vị trí, chức năng, tổ chức Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có Thanh tra chuyên ngành thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đơn vị cấp phòng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Cục trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công an sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra chuyên ngành hằng năm của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên cơ sở kế hoạch công tác thanh tra của Bộ, trình Cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

2. Giúp Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý công tác thanh tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân theo chương trình, kế hoạch đã được Cục trưởng phê duyệt; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

4. Xác minh, kết luận kiến nghị giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.

5. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

6. Tổng hợp, báo cáo Cục trưởng và Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định.

7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Trình Cục trưởng quyết định thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt và khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra để tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật.

2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Kiến nghị Cục trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ để chỉ đạo, giải quyết.

4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

5. Báo cáo Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

6. Quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 21 Nghị định này và thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG THANH TRA CÔNG AN NHÂN DÂN

Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 23. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra

1. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của Bộ, Thanh tra Bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an trình Bộ trưởng chậm nhất vào ngày 15 tháng 11. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

2. Căn cứ kế hoạch thanh tra của Bộ và yêu cầu quản lý của Công an đơn vị, địa phương, Chánh Thanh tra, cán bộ được phân công phụ trách công tác thanh tra nơi không có tổ chức thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Tổng cục trưởng, Tư lệnh, Cục trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, Trưởng Công an huyện chậm nhất vào ngày 05 tháng 12. Thủ trưởng, Giám đốc các đơn vị này có trách nhiệm phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

3. Kế hoạch thanh tra theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 24. Hình thức thanh tra và căn cứ ra quyết định thanh tra

1. Hoạt động thanh tra Công an nhân dân có ba hình thức là thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn thanh tra, Tổ thanh tra hoặc cử cán bộ thanh tra tiến hành thanh tra độc lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Căn cứ ra quyết định thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Thanh tra.

Điều 25. Công khai kết luận thanh tra

1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp kết luận thanh tra có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

2. Hình thức, thời hạn, phạm vi công khai kết luận thanh tra, kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Thanh tra Điều 46 và Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Điều 38 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Điều 26. Xử lý nội dung kết luận thanh tra và vi phạm về thanh tra

1. Việc xử lý và chỉ đạo thực hiện nội dung kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Thanh tra.

2. Việc xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra, của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Thanh tra và Điều 75 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

3. Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra, các thành viên của Đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ thanh tra trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 42 Luật Thanh tra và Điều 76 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Mục 2: HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 27. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch

1. Căn cứ kế hoạch thanh tra đã được Thủ trưởng Công an có thẩm quyền phê duyệt, Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Nơi không có tổ chức Thanh tra, Thủ trưởng Công an phụ trách công tác thanh tra ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Đối với những lĩnh vực, vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều đơn vị, địa phương, Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

3. Đối với những lĩnh vực, vụ việc đặc biệt phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành trong đó trách nhiệm chủ yếu của Bộ Công an, căn cứ vào kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Điều 28. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất

1. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.

2. Căn cứ Khoản 1 Điều này, Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng Công an cùng cấp để báo cáo.

3. Đối với lĩnh vực, vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của Công an nhiều đơn vị, địa phương, Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

4. Đối với lĩnh vực, vụ việc đặc biệt phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó trách nhiệm của Công an là chủ yếu, Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

5. Tư lệnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, Trưởng Công an huyện ra quyết định thanh tra đột xuất đối với vụ việc theo thẩm quyền, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đến Thanh tra Công an cấp trên để báo cáo.

Điều 29. Trình tự, thủ tục, các bước tiến hành thanh tra hành chính

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các bước tiến hành thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 22 đến Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Điều 30. Thời hạn thanh tra

1. Cuộc thanh tra hành chính do Đoàn thanh tra của Bộ Công an tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.

2. Cuộc thanh tra hành chính do Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thi thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

3. Cuộc thanh tra hành chính do Vụ, Cục, Viện, Học viện, nhà trường Công an nhân dân, Công an huyện ở nơi không có tổ chức thanh tra tiến hành thời hạn không quá 20 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.

4. Thời hạn cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn do người ra quyết định thanh tra quyết định bằng văn bản và thông báo cho đối tượng thanh tra biết trước thời gian kéo dài ít nhất 05 ngày.

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra hành chính

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Thanh tra và các điều có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra được quy định tại Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 46 Luật Thanh tra và các điều có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra hành chính được quy định tại Nghị định số 86/2011/NĐ-CP. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng con dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành những văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện quyền thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra và các điều có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra được quy định tại Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Điều 32. Thanh tra lại hoạt động thanh tra hành chính trong Công an nhân dân

1. Thanh tra lại là việc xem xét, đánh giá, xử lý kết luận thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra.

2. Thẩm quyền thanh tra lại:

a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Tư lệnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

b) Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra, Thủ trưởng nơi không có tổ chức thanh tra của Công an các đơn vị, địa phương kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3. Hoạt động thanh tra lại thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Mục 3: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 33. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành

1. Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thanh tra khi xét thấy cần thiết hoặc khi thanh tra lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an có liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành; thanh tra lại vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2. Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; thanh tra đột xuất với các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.

3. Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh ra quyết định thanh tra về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt; quyết định thanh tra đột xuất trách nhiệm của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trên địa bàn quản lý khi cần thiết hoặc có liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn; thanh tra lại các vụ việc thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã kết luận mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh ra quyết định thanh tra, thanh tra đột xuất về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền; thanh tra lại vụ việc thuộc quyền quản lý mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh giao.

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành

1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 53 Luật Thanh tra và các điều có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng con dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành những văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện quyền thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

2. Căn cứ quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra ra thông báo bằng văn bản gửi Thủ trưởng trực tiếp của đối tượng thanh tra và những người có liên quan để thông báo về thời gian, địa điểm, thành phần dự buổi công bố quyết định thanh tra hoặc kết luận thanh tra.

3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm dự thảo kết luận thanh tra, lấy ý kiến tham gia dự thảo kết luận trình người ký quyết định thanh tra và tổ chức công bố kết luận thanh tra nếu được người ra quyết định thanh tra giao hoặc ủy quyền.

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành

1. Trong quá trình tiến hành thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 54 Luật Thanh tra.

2. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công trình Trưởng đoàn thanh tra phê duyệt và tổ chức thực hiện đúng kế hoạch; khi có vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch phải báo cáo Trưởng đoàn để quyết định hoặc người ra quyết định thanh tra quyết định theo thẩm quyền.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra chuyên ngành

1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 55 Luật Thanh tra.

2. Quyết định hình thức lấy ý kiến của đối tượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra.

3. Quyết định hình thức công khai kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Trình tự, thủ tục, các bước tiến hành thanh tra chuyên ngành

Trình tự, thủ tục, các bước tiến hành thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 17 đến Điều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Điều 38. Thời hạn thanh tra

1. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra của Bộ Công an hoặc của Thanh tra Bộ, Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.

2. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra của Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh hoặc Thanh tra Công an tỉnh và Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

3. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định bằng văn bản và thông báo cho đối tượng thanh tra biết trước thời gian kéo dài ít nhất 05 ngày.

Mục 4: THỰC HIỆN QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, HỒ SƠ THANH TRA, CHUYỂN HỒ SƠ VỤ VIỆC CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM CHO CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Điều 39. Thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra

1. Việc yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; những thông tin, tài liệu, báo cáo, giải trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung cấp phải có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bàn giao theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Việc niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản, trưng cầu giám định, tạm đình chỉ hành vi vi phạm, tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép, phong tỏa tài khoản, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 36 đến Điều 42 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Điều 40. Hồ sơ thanh tra

1. Việc thanh tra phải được lập hồ sơ theo quy định tại Điều 59 Luật Thanh tra, Điều 43 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra trong Công an nhân dân.

Điều 41. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan điều tra

Trong quá trình thanh tra hoặc khi kết thúc thanh tra nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và thông báo bằng văn bản đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 60 Luật Thanh tra và Điều 44 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Chương 4.

THANH TRA VIÊN TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 42. Thanh tra viên trong Công an nhân dân

1. Sĩ quan Công an nhân dân làm nhiệm vụ thanh tra chuyên trách có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được Bộ trưởng Bộ Công an xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra viên trong Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Tiến hành thanh tra khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền; trường hợp khẩn cấp được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời báo cáo ngay với Chánh Thanh tra Công an cùng cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về biện pháp xử lý của mình;

b) Khi tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, phải thực hiện quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra và các quy định khác có liên quan;

c) Khi tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành, phải thực hiện quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra và các quy định khác có liên quan;

d) Xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng Công an cùng cấp;

đ) Khi có kế hoạch đã được Thủ trưởng Công an có thẩm quyền phê duyệt, được sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra.

Điều 43. Tiêu chuẩn các ngạch Thanh tra viên và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ Thanh tra viên trong Công an nhân dân

1. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Thanh tra.

2. Tiêu chuẩn cụ thể các ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra viên làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, ngoài tiêu chuẩn của chức danh đang giữ còn phải am hiểu về lĩnh vực chuyên ngành được phân công thanh tra.

3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển ngạch các ngạch Thanh tra viên do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định; việc cấp, đổi, thu hồi thẻ Thanh tra viên trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân

1. Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân được trưng tập theo quy định của pháp luật để tham gia Đoàn thanh tra, phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, công minh.

2. Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên trong Công an nhân dân; được kiến nghị những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra trong phạm vi, nhiệm vụ được giao; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định trưng tập; chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan thanh tra về tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo.

Điều 45. Chế độ chính sách đối với Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân

1. Thanh tra viên trong Công an nhân dân được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và các chế độ phụ cấp đối với Thanh tra viên theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra, Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân được bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc và các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.

3. Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn Cộng tác viên thanh tra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân.

Điều 46. Kinh phí trưng tập Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân

1. Kinh phí cho việc trưng tập Cộng tác viên thanh tra do ngân sách nhà nước cấp theo dự toán kinh phí đã duyệt.

2. Hằng năm, các cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân lập dự toán kinh phí trưng tập Cộng tác viên thanh tra gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương 5.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ BẢO ĐẢM CÔNG TÁC THANH TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 47. Thẩm quyền, nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra

1. Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong Công an nhân dân; Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm quản lý về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.

2. Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong Công an nhân dân.

Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương và cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở nơi không có tổ chức Thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp quản lý về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý được giao.

3. Nội dung quản lý nhà nước gồm:

a) Đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó;

b) Phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật về thanh tra;

c) Thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; xử lý vi phạm pháp luật về thanh tra;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý được giao;

đ) Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học phục vụ các mặt công tác thanh tra của lực lượng Công an nhân dân;

e) Kiện toàn tổ chức, tăng cường cán bộ, thực hiện chế độ chính sách, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra;

g) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng và cán bộ làm công tác thanh tra của lực lượng Công an nhân dân;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật;

i) Hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực công tác thanh tra trong Công an nhân dân.

Điều 48. Thu thập thông tin của các cơ quan thanh tra nhà nước

Việc thu thập thông tin của các cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 66 đến Điều 69 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Điều 49. Chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra

Chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 60 đến Điều 65 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Điều 50. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động thanh tra Công an nhân dân

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động thanh tra; chỉ đạo xử lý, thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định.

Điều 51. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an, của Thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.

2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh thanh tra trong Công an nhân dân; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra.

3. Thực hiện chính sách đối với Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân. Chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra của Công an nhân dân theo quy định.

4. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

5. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong Công an nhân dân.

6. Định kỳ nghe cơ quan thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp báo cáo về công tác thanh tra; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý việc trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

7. Xử lý kịp thời kết luận thanh tra.

8. Sử dụng kết quả thanh tra để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng và các mặt công tác khác trong Công an nhân dân.

9. Bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động thanh tra Công an nhân dân.

10. Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; chỉ đạo việc giải quyết tố cáo trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo; chỉ đạo việc xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc xử lý hành vi vi phạm của người ra quyết định thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra, của cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về thực hiện nhiệm vụ thanh tra nơi không có tổ chức thanh tra.

11. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.

Điều 52. Bảo đảm thi hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra

1. Bộ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kịp thời xử lý kết luận, kiến nghị thanh tra; ban hành quyết định xử lý về thanh tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý.

2. Kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh chấp hành.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; nếu không chấp hành thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

4. Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Điều 53. Bảo đảm kinh phí hoạt động của thanh tra Công an nhân dân và Cộng tác viên thanh tra

Kinh phí hoạt động của thanh tra Công an nhân dân và Cộng tác viên thanh tra do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Việc quản lý và sử dụng ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 54. Việc sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan Thanh tra trong Công an nhân dân

1. Các cơ quan Thanh tra trong Công an nhân dân được quy định tại các Điểm a, b và d của Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị đinh này có con dấu riêng.

2. Thanh tra Bộ, Thanh tra chuyên ngành Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thanh tra Công an tỉnh, Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh có tài khoản riêng.

3. Các cơ quan thanh tra khác trong Công an nhân dân sử dụng tài khoản của cơ quan quản lý cùng cấp.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 55. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và thay thế Nghị định số 63/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân.

Các quy định trước đây có liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 56. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị đinh này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đăng ký quảng cáo

Công ty TNHH MTV Thương Hiệu Vận Tải Ba Thành

Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Phường 3, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
MST: 0309848148 - Zalo/Call: 0912822628
Websites: htg.vn - bathanh.net - thuonghieudoanhnghiep.vn

Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Nghị định này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự; trách nhiệm của Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo; quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013. Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức giám định tư pháp công lập; việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng giám định tư pháp; công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với hoạt động giám định tư pháp.

Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2012.  Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung; xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật; công khai quyết định giải quyết khiếu nại; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật; tiếp công dân.

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2020. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018. Nghị định này quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự.

Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự sửa đổi.

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2017. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2020. Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về công bố bến xe.

Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 10/09/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Nghị định số 96/2016/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 01 tháng 7 năm 2016. Nghị định số này quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 gồm 74 điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2013.

Chưa có sản phẩm quảng cáo

Chưa có dịch vụ quảng cáo

Chưa có doanh nghiệp quảng cáo

Từ khóa là từ hoặc cụm từ được người truy cập sử dụng để tìm kiếm thông tin tại HTG (htg.vn). Kết quả tìm kiếm được hiển thị theo kết quả của HTG phản hồi cho từ khóa được truy vấn. Quảng cáo bằng từ khóa là cách nhanh nhất, tiện lợi và hiệu quả nhất để đưa thông tin sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp đến khách hàng, đối tác, bạn hàng,...

QUY ĐỊNH GIÁ TỪ KHÓA QUẢNG CÁO

1. Từ khóa có 1 từ: 30.000.000 đồng/từ-khóa/tháng.

Ví dụ: seo, ba, driver, thanh.

2. Từ khóa có 2 từ: 20.000.000 đồng/từ-khóa/tháng.

Ví dụ: ba thanh, ba thành, thuê xe.

3. Từ khóa có 3 từ: 10.000.000 đồng/từ-khóa/tháng.

Ví dụ: cty ba thanh, cty ba thành, thuê lái xe.

4. Từ khóa có 4 từ: 5.000.000 đồng/từ-khóa/tháng.

Ví dụ: công ty ba thành, cong ty ba thanh.

5. Từ khóa có 5 từ: 1.000.000 đồng/từ-khóa/tháng.

Ví dụ: tổng công ty ba thành, tong cong ty ba thanh.

6. Từ khóa trọn bộ: 50.000.000 đồng/bộ/tháng.

Từ khóa trọn bộ là bộ từ khóa không giới hạn số lượng từ khóa. Ví dụ từ khóa trọn bộ là: ba, ba thành, cty ba thành, công ty ba thành, tổng công ty ba thành, tập đoàn ba thành.

Ba Thành

0912822628

BaThanh.Net

THUÊ LÁI XE
THUÊ XE
Thuê lái xe
Tính giá thuê xe

Yêu cầu bắt giam khẩn cấp Đàm Tiến Thịnh và nghiêm trị Thịnh và đồng bọn

Tố cáo xâm phạm hoạt động tư pháp, tiêu cực

Tôi ăn ở đúng pháp luật và đạo đức xã hội là quyền của tôi, Thịnh và đồng bọn đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì phải bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật. Giải quyết không vô tư, không khách quan và áp đặt ý chí chủ quan thì phải bị xử lý kỷ luật nghiêm.

Đảng viên thoái hóa, biến chất, tự diễn biến, tự chuyển hóa THỐNG NHẤT thà chờ bị khởi tố chứ ĐỒNG THUẬN không chịu tự sửa sai.

Việc giám định, định giá đã bị lợi dụng để cản trở hoạt động tố tụng. Tiếp theo, sẽ lợi dụng các kết quả giám định phản khoa học, gia tăng sai sự thật, định giá trái pháp luật để giải quyết vụ án, vụ việc theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng. Cần làm rõ dấu hiệu cấu kết, thông đồng của một số người có liên quan thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan giám định, Hội đồng định giá tài sản. Sai phạm xảy ra ở nhiều cơ quan, nhiều cấp chứng minh phải có cấu kết, thông đồng, chỉ đạo trái pháp luật.

Tại thời điểm tiếp nhận nguồn tin về tội phạm ngày 31/08/2019, Công an đương nhiên nhận định ngay được rằng tình tiết “Phạm tội có tổ chức” là căn cứ khởi tố vụ án hình sự (kết quả giám định phản khoa học, gia tăng sai sự thật, định giá trái pháp luật không làm thay đổi bản chất phạm tội có tổ chức) nhưng kéo dài đến ngày 09/02/2021 Cấp trên mới ra Quyết định bao che, giải quyết tố cáo trái pháp luật rằng “Không có căn cứ để xem xét đến tình tiết có tổ chức” (?). Hủy bỏ Quyết định tố tụng trái pháp luật rõ rành rành này thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đương nhiệm là ông Đỗ Mạnh Bổng nhưng đến nay đã quá thời hạn phải ra quyết định giải quyết khiếu nại nhưng Bị hại vẫn không nhận được bất cứ thông báo nào của Viện kiểm sát chứng minh Viện trưởng đã vi phạm pháp luật và có dấu hiệu bao che.

Chia sẻ | Thích