SMI: Án Oan Sai
Hiến pháp - Bộ luật - Luật - Nghị quyết - Nghị định - Thông tư - Quyết định - Công văn

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nghị định số 167 năm 2013: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội...

Trách nhiệm của công ty bảo bệ trong vụ án hình sự

Nghị định số 96 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Bộ luật hình sự năm 2015 và sửa đổi, bổ sung năm 2017

Quyền xem, ghi chép, sao chụp tài liệu của bị hại

PMV 4A Phan Kế Bính: Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017

Bộ luật hình sự năm 2015

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Phản ánh - Khiếu nại - Tố cáo

PMV: Đơn kháng cáo

LÝ DO KHÁNG CÁO

1. Nguyên nhân của việc Dũng tấn công gây thương tích cho tôi (Thành) không phải là do mâu thuẫn về việc đỗ xe mà là mâu thuẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bảo vệ Dũng có liên quan đến việc đỗ xe ở nơi khác, không phải ở 4A Phan Kế Bính (BL:57-58, 71). Việc xác định nguyên nhân do mâu thuẫn trong vấn đề đỗ xe là mập mờ, không rõ ràng, chưa chính xác và dễ gây hiểu nhầm là Dũng đang làm đúng trách nhiệm của mình thì gây hậu quả nghiêm trọng để được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Tại phiên tòa, Bị hại đã bác bỏ nguyên nhân chưa chính xác và không đầy đủ này trong Bản cáo trạng (BL:139-140) nhưng Bản án sơ thẩm vẫn giữ nguyên nguyên nhân này là không căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa đã vi phạm các Điều 15, Điều 26, Điều 322 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nghiêm trọng hơn, Bản án lại cố ý làm sai lệch nguyên nhân là “Do mâu thuẫn cá nhân” (dòng 24 trang 5).

2. Người có nghĩa vụ liên quan và trách nhiệm liên đớiCông ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng không được đưa vào điều tra, truy tố và xét xử là tiến hành tố tụng không đầy đủ, toàn diện, khách quan các tình tiết của vụ án và không đảm bảo nhiệm vụ không bỏ lọt tội phạm. Chất lượng dịch vụ bảo vệ cũng là nguyên nhân xảy sự việc nên Cty Phát Minh Vượng cũng có trách nhiệm trong việc nhân viên của mình là Trần Quốc Dũng gây hậu quả nghiêm trọng. Việc tiếp tục sử dụng bị cáo Dũng làm nhân viên bảo vệ là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và đồng lõa, dung túng, tiếp tay cho bạo lực, côn đồ và tội ác hoành hành. Nghiêm trọng hơn, sẽ là tiếp tay cho việc Công ty chỉ đạo cho nhân viên của mình phạm tội và chịu tội còn Công ty thì vô can, hành vi này rất nguy hiểm cho xã hội. Rất nghiêm trọng, đó là thái độ coi thường tính mạng con người, thách thức dư luận và bất chấp pháp luật. Tình tiết này đã được Bị hại chỉ ra tại phiên tòa nhưng Hội đồng xét xử vẫn không xem xét là vi phạm Điều 26, Điều 322 của Bộ luật tố tụng hình sự. Lời khai của anh Chung (BL: 41) chứng minh bị cáo Dũng là nhân viên bảo vệ của Công ty Phát Minh Vượng đương nhiên bác bỏ nội dung sai sự thật rằng “bị cáo là bảo vệ của Công ty Thái Sơn Media” (dòng 26 trang 5) trong Bản án. Do đó, đủ cơ sở để khẳng định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đã cố ý bỏ qua vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng trong vụ án này.

3. Bản chất của vụ án không phải là cố ý gây thương tích mà là giết người chưa đạt. Thương tích chỉ là hậu quả của việc giết người chưa đạt do tôi (Thành) may mắn chống đỡ được nên thoát chết, mục đích tấn công của Dũng cũng là để “Cho nó chết” (tức là giết người). Nhiều người có mặt tại hiện trường không dám và không thể ngăn cản được như anh Chung nếu bị Dũng tấn công thì hậu quả có thể đã là chết người. Truy tố tội “Cố ý gây thương tích” mới chỉ dừng lại ở việc căn cứ vào hậu quả đã xảy ra, nếu tại thời điểm hiện tại mới làm giám định pháp y cho tôi thì chắc chắn sẽ không có căn cứ để tuyên án tội danh này. Chém người được một lần thì ắt sẽ chém được lần thứ 2 và thứ n. Mức độ hung hãn, tàn sát, khát máu và nguy hiểm ngày càng gia tăng. Đâm và chém sẽ thành thói quen và thành nghề. Mỗi người chỉ có một mạng chứ không nhiều mạng như các games ảo. Không vì sự may mắn thoát chết mà kẻ thủ ác được thoát tội. Vì vậy, cần phải truy tố tội “Giết người (chưa đạt)” đúng với tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả có thể đã xảy ra nếu việc thực hiện hành vi giết người đến cùng không bị cản trở. Xử lý nghiêm và truy tố đúng tội để bọn tội phạm phải biết sợ mà không dám thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, tính mạng và sức khỏe của người khác.

4. Tình tiết tăng nặng: Khai báo không thành khẩn, cố ý cầm hung khí tấn công khi đã được anh Chung ngăn cản và đã cho Dũng biết Thành là tài xế của Công ty (Thái Sơn Media). Chỉ dừng hành vi “manh động, hung hãn tấn công liên tục và truy đuổi đến cùng” khi Thành cầm được 2 cục gạch để tự vệ. Tấn công vào vùng đầu là nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị tấn công. Không quen biết, chỉ vì mâu thuẫn nhất thời cũng tấn công bằng hung khí là bản năng côn đồ. Là nhân viên của công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp nhưng lại chủ động và tùy tiện dùng hung khí tấn công người khác, thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng là các tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên Cáo trạng, Bản án không có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 của Bộ luật hình sự là vi phạm Điều 26 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

5. Bác bỏ tình tiết giảm nhẹ

Nội dung “Dũng yêu cầu anh Thành điều khiển xe đi chỗ khác” không phải là sự thật vì Dũng không yêu cầu anh Thành điều khiển xe đi chỗ khác (BL:91-92, 105). Đây là tình tiết Dũng khai báo không thành khẩn tại phiên tòa và trong các tài liệu khác (BL:106, 93-94, 97-104). Tại phiên tòa, Bị hại đã bác bỏ nội dung này trong Bản cáo trạng (BL:139-140) và Bản kết luận điều tra (BL:135-136) nhưng Bản án sơ thẩm vẫn giữ nguyên nội dung sai sự thật này là không căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa đã vi phạm Điều 26 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bị cáo khai “Bị đánh ngã xuống đường rớt con dao” tại phiên tòa và trong tài liệu (BL:91-92) là sai sự thật và mâu thuẫn với hình ảnh camera, kết quả thực nghiệm điều tra. Tại phiên tòa, Bị cáo khai nhặt hai cục gạch cầm ở tay trái và tay phải lao vào tấn công Bị hại mâu thuẫn với lời khai nhặt một cục gạch cầm ở tay phải trước đó. Đây là các tình tiết Dũng khai báo không thành khẩn.

Từ các lẽ trên, Viện kiểm sát cho rằng Dũng khai báo thành khẩn (BL:135-136, 139-140) là sai sự thật. Dũng cũng khai báo là đã bị Công an quận Bình Thạnh bắt ngày 23/02/1997 về hành vi gây rối trật tự công cộng (BL: 101-102). Vì vậy, Dũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ do khai báo thành khẩn và phạm tội lần đầu là không có cơ sở. Tiền án, tiền sự là tình tiết tăng nặng. Không có tiền án, tiền sự cũng không phải là tình tiết giảm nhẹ. Do đó, không có cơ sở để bị cáo Dũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự.

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự thì tội cố ý gây thương tích bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm, trung bình là 3,5 năm. Tuy nhiên, Tòa tuyên án phạt tù 2 năm 6 tháng là đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ, không đảm bảo tính răn đe những kẻ khác và phòng ngừa chung cho xã hội.

6. Bác bỏ lời khai của nhân chứng: Lời khai của nhân chứng mâu thuẫn và sai sự thật.

Cáo trạng (BL:139-140), Bản án cho rằng “Lời khai của Dũng phù hợp với lời khai của… nhân chứng” trong các tài liệu được đánh số bút lục từ 97-116 là không chính xác và không rõ ràng: Các tài liệu này không có lời khai của các nhân chứng; Lời khai của nhân chứng Lê Nguyễn Nam Phương (BL:44) thì không biết chính xác và đầy đủ nội dung vụ việc; Lời khai của nhân chứng Lê Văn Việt tại phiên tòa lặp lại lời khai lần đầu ngày 6/4/2018 (BL:47-48) và mâu thuẫn với lời khai lần cuối ngày 03/12/2018 (BL:51). Lời khai của Việt trong các tài liệu (BL47-50) là không chính xác và sai sự thật.

Nhân chứng biết rõ sự việc là anh Chung và một số người ở nhà số 7 Phan Kế Bính trong đó có ít nhất một người ở nhà số 7 chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối nhưng không có tài liệu nào thể hiện họ là nhân chứng. Hình ảnh camera Việt ở nhà số 9 không rõ ràng thì lại là nhân chứng. Sử dụng nhân chứng như vậy là hình thức và trái Điều 66Điều 91 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Chỉ có 2 nhân chứng là Lê Nguyễn Nam Phương và Lê Văn Việt trong đó nhân chứng Phương không biết Dũng dùng gạch và dao tấn công Thành, nhân chứng Việt thì khai báo sai sự thật. Vì vậy, Cáo trạng (BL:139-140), Bản án cho rằng “Lời khai của Dũng phù hợp với lời khai của… nhân chứng” là không căn cứ vào sự thật để truy tố và xét xử.

7. Các tình tiết mâu thuẫn, sai sự thật và trái pháp luật thì đương nhiên không có giá trị pháp lý làm cơ sở để giải quyết vụ án:

7.1) Lời khai “Tôi không có chứng kiến vụ việc” (BL:42) và “Tôi hoàn toàn không biết hay chứng kiến gì hết” của anh Chung (BL:41) là sai sự thật vì anh Chung chính là người ngăn cản khi Dũng cầm dao tấn công tôi (Thành). Tôi nghe rõ tiếng anh Chung đã phải gào hét ngăn cản Dũng rằng “Nhưng đó là tài xế của Công ty”. Cán bộ Bình cố ý không ghi vào biên bản tình tiết tăng nặng này là không tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra quy định tại Điều 19 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trong Đơn tố cáo ngày 6/4/2018 cũng có tình tiết này nhưng Đơn này không có trong hồ sơ vụ án?

7.2) Tình tiết “Được mọi người can ngăn” (BL: 135-136, 139-140) mâu thuẫn với lời khai của Bị cáo “Chỉ có một người lái hàng can ngăn lúc tấn công bằng gạch” (BL: 107), lời khai của Bị hại “Không có ai can ngăn lúc bị tấn công bằng dao” (BL: 58, 71) và hình ảnh camera. Tình tiết “Được mọi người can ngăn nên Dũng không truy đuổi nữa” mâu thuẫn với sự thật là Dũng bất chấp lời gào thét ngăn cản của anh Chung vẫn cầm dao lao ra tấn công lấy mạng anh Thành, hậu quả là đã gây thêm thương tích cho anh Thành. Đây là tình tiết không chính xác được người tiến hành tố tụng cố ý dùng để giảm nhẹ tội cho Bị cáo.

7.3) Lời khai “Tôi nói anh Thành đi kiếm chỗ đậu xe” (BL:44) của nhân chứng Phương là sai sự thật vì Phương không nói câu này. Các nội dung khác chưa chính xác.

7.4) Lời khai của Lê Văn Việt (BL:47-48) là sai sự thật, bịa đặt và xuyên tạc. Lời khai (BL:49-50) có nội dung đã khai (BL:47-48) rằng Thành là người tấn cống và chửi bới Dũng là hoàn toàn sai sự thật. Lời khai (BL:51) vẫn còn nội dung “anh Thành đứng ngoài chửi, khiêu khích Dũng đánh nhau” là sai sự thật. Lời khai của Việt tại phiên tòa là sai sự thật, xuyên tạc và bịa đặt.

7.5) Biên bản lời khai ngày 25/06/2018 (BL: 59-60) đương nhiên bị hủy bỏ do vi phạm thủ tục tố tụng, cán bộ Bình thêm lời khai sai sự thật sau khi tôi đã ký biên bản và cung cấp sai thông tin địa chỉ nhà số 7 Phan Kế Bính làm sai lệch hồ sơ vụ án: Nội dung “đưa tôi đi bệnh viện người” ở cuối trang 2, đầu trang 3 là nội dung sai sự thật được thêm vào và mâu thuẫn với chính lời khai của tôi trong biên bản này là người thanh niên khác, không phải bảo vệ. Tôi nói nhà đối diện nhà số 4 Phan Kế Bính là nói nhà số 7 nhưng cán bộ Bình lại cung cấp thông tin cho tôi là nhà số 9. Lê Văn Việt là nhân viên làm việc ở nhà số 9 rõ ràng là sai người và sai địa chỉ mà Bị hại trình bày.

7.6) Biên bản lời khai ngày 13/08/2018 (BL: 61-62) bị hủy bỏ nhưng vẫn đưa vào hồ sơ vụ án. Cán bộ Nguyễn Huy Bình là người đại diện Cơ quan điều tra nên tôi có nghĩa vụ tôn trọng và hợp tác với cán bộ Bình chứ đây không phải là việc riêng của tôi và Bình như lời Thẩm phán Trung giải thích tại phiên tòa. Cán bộ Bình trả lời tôi là “Em không tham gia vụ án này nữa, Biên bản ngày 13/05/2018 đã được hủy bỏ” thì tôi tin Cán bộ và thực tế là Điều tra viên Huy làm việc tiếp với tôi từ đó nhưng trong các tài liệu thể hiện thì Cán bộ Bình vẫn tham gia vụ án. Đơn khiếu nại ngày 15/08/2018 tôi gửi qua đường bưu điện thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra nên đương nhiên cán bộ Bình không dám vượt thẩm quyền và tùy tiện thông báo kết quả giải quyết đơn cho tôi được. Đơn này tôi không thấy đưa vào hồ sơ vụ án? Việc làm của cán bộ Bình là không trung thực, lừa dối và giải thích của Thẩm phán Trung là bao che, tiếp tay cho sai phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của Cơ quan cảnh sát điều tra và Tòa án, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

8. Vi phạm tố tụng khác:

8.1) Cán bộ điều tra Nguyễn Huy Bình cố ý ghi lời khai theo ý của mình với các tình tiết giảm tội cho Bị cáo mà không ghi theo lời khai của Bị hại. Nhân chứng Việt và bị cáo Dũng khai báo tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai trước đó là căn cứ để xác định được Cán bộ điều tra đã ghi biên bản theo chủ ý của mình. Cơ quan Công an có trách nhiệm phòng, chống và tiêu diệt tội phạm nhưng Cán bộ Bình lại đề nghị Bị hại bỏ qua cho Bị can (nghĩa là bỏ qua cho tội ác, tiếp tay cho tội phạm), cố ý bỏ qua các tình tiết tăng nặng, định hướng vụ án và chỉ điều tra tội “Cố ý gây thương tích” không đúng với bản chất của vụ án là giết người chưa đạt, không điều tra làm rõ vai trò chủ mưa, đồng phạm hay liên đới của Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng, cố ý làm sai lệch thông tin về các nhân chứng do Bị hại cung cấp.

8.2) Lời khai sai sự thật của anh Thái Thành Chung (BL:42, 41) và (7.1), sự vắng mặt của nhân chứng Lê Nguyễn Nam Phương tại hiện trường và tại phiên tòa là cơ sở xác định được có sự tiếp tay cho việc này của những người tiến hành tố tụng ngay từ khi điều tra.

8.3) Khi phiên tòa xét xử vụ án khác, Bị hại vẫn mở và để máy tính trên bàn bình thường nhưng bắt đầu phiên tòa xét xử vụ án này thì Thư ký không cho Bị hại sử dụng máy tính cá nhân làm ảnh hưởng đến việc ghi chép của Bị hại về diễn biến phiên tòa. Sau đó Thẩm phán bắt Bị hại để máy tính xuống ghế là không tôn trọng Bị hại và làm ảnh hưởng đến việc tranh luận của Bị hại. Phiên tòa công khai, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật tố tụng hình sự, Bị hại không có nghĩa vụ phải xin phép việc ghi âm hay ghi hình, Bị hại cũng không sử dụng camera của máy tính cá nhân nhưng Thư ký phiên tòa phổ biến phải xin phép và Thẩm phán giải thích vì máy tính có mamera là những hành vi lạm quyền.

8.4)      Bị hại Nguyễn Đức Thành không phải là Nguyễn Văn Thành. Hậu quả bị tấn công bằng dao làm cho Bị hại bị thương tích ở tay, lưng và đầu chứ không phải chỉ ở tay và lưng. Bản án cố ý diễn đạt “hai bên tiếp tục cự cãi, chửi bới nhau” là không chính xác, thậm chí Bị hại mới là người bị chửi, lời qua tiếng lại với ngôn từ “mày, tao, đéo” không phải là chửi.

8.5)      Tuyên án ngày 30/07/2019 nhưng đến 15 giờ ngày 13/08/2019 mới giao Bản án cho Bị hại là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 262 của Bộ luật tố tụng hình sự làm ảnh hưởng đến việc kháng cáo của Bị hại. Chưa có biên bản phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục tố tụng, phiên tòa không được tôn trọng và chỉ là hình thức.

8.6)      Các Hội thẩm nhân dân tiến hành tố tụng tại phiên tòa thể hiện trong Bản án không phải là các Hội thẩm nhân dân được phân công tiến hành tố tụng tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 535/2019/HSST-QĐXX ngày 09/07/2019.

8.7)      Làm rõ sự thật Đơn khiếu nại ngày 15/08/2018Đơn tố cáo ngày 6/4/2018 không có trong hồ sơ vụ án là nhiệm vụ của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, Viện kiểm sát và Tòa án đều không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nội dung hai đơn này cũng đang được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử tại địa chỉ htg.vn/pmv của Bị hại. Không làm rõ sự thật này là hành vi cố ý tiếp tay và bao che cho sai phạm. Nhận đơn rồi biển thủ đơn và phủ nhận việc nhận đơn là thái độ không nghiêm túc, hành vi gian lận, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cần phải bị xử lý nghiêm.

9. Yêu cầu thay Kiểm sát viên là có cơ sở

Các tình tiết mâu thuẫn trên xuất phát từ Cơ quan điều tra nhưng Viện kiểm sát không làm rõ sự thật mà đưa nguyên nội dung vụ việc trong Bản kết luận điều tra (BL: 135-136) vào Cáo trạng (BL: 139-140). Viện kiểm sát không nói rõ “không có” hay “có tình tiết tăng nặng nhưng không đưa vào Cáo trạng”? Lý do không đưa Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng vào vụ án? Kiểm sát viên Nguyễn Ngọc Thanh trả lời “Bị hai không được quyền cung cấp cáo trạng” là trái pháp luật và xâm phạm quyền của Bị hại quy định tại Điều 16, khoản 8 Điều 55, khoản 1 và 2 Điều 62, Điều 84 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Các mâu thuẫn và vi phạm tố tụng trên không được phát hiện và xử lý thì Kiểm sát viên Nguyễn Ngọc Thanh đương nhiên không đạt yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ hoặc cố ý không hoàn thành nhiệm vụ (không khách quan).

Việc giải quyết và xét xử vụ án chỉ căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì tôi cũng chỉ cần căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án là đủ cơ sở để yêu cầu thay Kiểm sát viên Nguyễn Ngọc Thanh. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên không có ý kiến gì về yêu cầu này đương nhiên bác bỏ nội dung “Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát… đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên” (các dòng 3 và 15 trang 4) trong Bản án.

10. Không đảm bảo tranh tụng trong xét xử

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mới chỉ dừng lại ở các chứng cứ xác định có tội và nguyên nhân phạm tội mà không làm rõ sự thật có liên quan đến các tình tiết tăng nặng, mục đích, động cơ phạm tội, không làm rõ vai trò của người liên quan trong vụ án.

Vì các lẽ trên, Bản án, quyết định của Tòa án không căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

YÊU CẦU KHÁNG CÁO

Căn cứ tài liệu trong hồ sơ vụ án, cần xác định lại nội dung vụ án với đầy đủ tình tiết như sau:

Vào khoảng 14 giờ 45 phút ngày 05/04/2018, anh Nguyễn Đức Thành điều khiển xe ô tô biển số 51LD-089.65 đến Công ty Thái Sơn Media, số 4A Phan Kế Bính, phường Đa Kao, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh để liên hệ công tác. Khi anh Thành vừa dừng xe trước cửa Công ty thì nhân viên bảo vệ Trần Quốc Dũng từ trong Công ty đi ra tiến lại gần xe. Ngay lập tức, anh Thành hạ kính xe và yêu cầu Dũng báo với Giám đốc Phương là bên bãi xe do Giám đốc Phương chỉ định không cho đỗ xe để Giám đốc Phương biết và xử lý. Nhưng Dũng trả lời anh “Thành không có quyền gặp Giám đốc Phương” và chỉ thông báo cho nhân viên kế toán Phương ra gặp anh Thành. Khi anh Thành và nhân viên Phương đang nói chuyện thì Dũng nói xen vào dẫn đến cãi nhau về thẩm quyền của Dũng trong đó có câu anh Thành nói “Chưa hỏi sao biết… Mày làm gì có quyền mà được với không được (đỗ xe bên trong sân nhà số 7 Phan Kế Bính)” và Dũng nói “Tao là bảo vệ ở đây, tao có quyền. Được hay không được là quyền của tao”. Trong lúc cãi nhau, Dũng thách anh Thành xuống xe và ngay lập tức cầm một cục gạch trên tay phải nhặt từ dưới đường gần chỗ bánh trước xe bên phụ lao vào đánh thẳng vào mặt anh Thành khi anh Thành vừa bước xuống xe nhưng anh Thành dùng tay trái đỡ được, viên gạch rơi xuống đường chỗ cửa xe bên tài. Tình tiết này làm anh Thành bị thương tích ở cẳng tay trái. Dũng vẫn tiếp tục tấn công và anh Thành chống trả bằng tay chân đến khi người lái xe bán tải đang đỗ ở hiện trường có quan hệ với Nhà số 7 can ngăn. Hai bên tiếp tục lời qua tiếng lại một lúc thì Dũng vào trong Công ty. Ở trong Công ty khoảng 2-3 phút, Dũng vẫn lời qua tiếng lại với anh Thành và với người khác trong đó có câu “Nó (anh Thành) là cái gì. Cho nó chết”. Bất chấp lời gào thét can ngăn quyết liệt của anh Thái Thành Chung là chồng Giám đốc Phương rằng “Nhưng đó là tài xế của Công ty”, Dũng vẫn mở cửa cầm dao trên tay phải lao ra ngoài rất hung hãn lao vào chém anh Thành 4 lần liên tiếp vào đầu, anh Thành dùng chân tay để chống trả nhưng vẫn bị Dũng chém trúng đầu và tay. Tình tiết này làm anh Thành bị thương tích ở đỉnh thái dương trái và mu bàn tay trái. Dũng bị kéo ngã (quật) xuống đường khi tay trái anh Thành kẹp giữ được tay phải cầm dao của Dũng và tay phải anh Thành nắm được tóc Dũng nhưng Dũng vẫn dùng dao tấn công, trong lúc giằng co con dao với Dũng thì anh Thành bị con dao cắt trúng ngón trỏ và ngón giữa bàn tay phải gây thương tích. Khi anh Thành bỏ chạy thì Dũng cầm dao đâm trúng lưng anh Thành gây thương tích. Anh Thành dùng xe của người phụ nữ ở nhà số 7 đang đứng xem để cản đường truy sát của Dũng nhưng Dũng chỉ dừng lại khi anh Thành đã nhặt được 2 cục gạch cầm trên tay để tự vệ. Hình ảnh camera xác định được không có ai dám vào can khi Dũng dùng dao tấn công anh Thành là phù hợp với lời khai của anh Thành. Sau khi sự việc xảy ra, anh Thành có nhờ mọi người gọi Công an, một người đàn ông ở nhà số 7 quay clip vết thương và được một người thanh niên cũng ở nhà này đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện nhân dân Gia Định. Tối cùng ngày, anh Thành có đến Công an phường Đa Kao, Quận 1 để trình báo sự việc.

Nhận thấy Bị cáo có hành vi rất manh động, hung hãn, côn đồ, bất chấp can ngăn, chủ động tấn công và cố ý tấn công vào vị trí dễ gây nguy hiểm đến mạng, tái phạm nguy hiểm, liên tiếp tấn công và truy đuổi giết người đến cùng. Tuy hành vi giết người chưa đạt do Bị hại chống trả và bỏ chạy được nhưng cũng đã gây thương tích 11,4% làm tròn là 11% (BL:76-78) cho Bị hại.

Xét thấy hành vi giết người chưa đạt của Bị cáo là nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này cần phải bị ngăn chặn kịp thời. Bị hại Thành chỉ là nạn nhân may mắn thoát chết. Không vì sự may mắn thoát chết của Bị hại mà chỉ dừng lại ở việc truy tố tội “Cố ý gây thương tích”. Bị cáo cần phải bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật để bọn tội phạm phải biết sợ mà không dám phạm tội và tái phạm. Vai trò chủ mưu, đồng phạm hay liên đới của Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng trong vụ án này cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị Tòa án áp dụng các tình tiết tăng nặng, bãi bỏ tình tiết giảm nhẹ, tuyên bố vô hiệu các tài liệu sai sự thật và trái pháp luật, hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố tội danh “Giết người (chưa đạt)” và áp dụng hình phạt bổ sung là “Cấm hành nghề bảo vệ” đối với bị cáo Dũng theo các khoản 2 và 4 Điều 123, Điều 15 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, đồng thời làm rõ vai trò và xử lý nghiêm trách nhiệm của Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phát Minh Vượng trong vụ án này. Xử lý nghiêm hành vi (tội) khai báo gian dối và sai sự thật của nhân chứng Lê Văn Việt. Triệu tập nhân chứng Thái Thành Chung tham gia tố tụng.

Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!